Monday, May 28, 2012

Dich thuat van hoc Viet... co tin mung

Chưa bao giờ vấn đề dịch thuật văn học lại được quan tâm nhiều, được khơi dậy sôi nổi như những ngày gần đây. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì việc dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam còn thiếu sự thúc đẩy mạnh mẽ của một tổ chức để thu hút các nguồn lực cho việc dịch thuật cũng như kết nối các dịch giả. Chính vì thế, Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga được thành lập nhằm giúp cho tiến trình quảng bá văn học giữa hai nước nói riêng và thế giới nói chung được thuận lợi hơn. Đây được xem là tín hiệu tốt để những người làm nghề nghĩ tới một nền văn học dịch chuyên nghiệp ở Việt Nam. Khi hit drama "Secret Garden" công chiếu vào năm 2010, rất nhiều khán giả nhận ra rằng, tấm poster của hai nhân vật chính đang bay trên bầu trời có concept giống với drama thần tượng "You are Beautiful" được giới trẻ hâm mộ vào năm 2009. Khác biệt giữa 2 tấm poster chính là số lượng nhân vật và... hình bầu trời trong ảnh. "Tôi không thấy thú vị khi được chọn vào những vai an toàn, tôi sẵn lòng đón nhận thất bại", Nicole Kidman tuyên bố. "Tôi sẽ cảm thấy rất xấu hổ khi tôi chọn làm một việc gì mưu cầu sự an toàn", cô tái khẳng định cho quan điểm của mình.



Đưa văn học Việt đến Nga

Theo nhiều dịch giả Việt Nam, việc thành lập Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga là điều họ mong ước từ lâu. "Quyết định thành lập quỹ sẽ giúp những người yêu quý văn học Nga, có cơ hội được đóng góp phần nào sức mình vào việc dịch và quảng bá văn học hai nước. Tôi đã đóng góp một phần kinh phí vào quỹ đồng thời vận động những học trò của mình đóng góp với mong muốn xây dựng quỹ trong những ngày đầu thành lập còn nhiều khó khăn", dịch giả Vũ Thế Khôi, chia sẻ. Cũng chính vì lẽ đó, dịch giả Vũ Thế Khôi tuyên bố: "Từ nay, bất kỳ cuốn sách dịch nào của tôi được xuất bản, tôi xin trích 10% để đóng góp vào quỹ".

Từ trái qua phải: dịch giả Thụy Anh, dịch giả Vũ Thế Khôi và dịch giả Thúy Toàn.

Dịch giả Thúy Toàn, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga, cho biết việc dịch thuật quảng bá văn học Việt - Nga đã được chính phủ hai nước quan tâm và hỗ trợ. Năm 2011, giám đốc nhà văn hóa Nga gửi Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh quyết định tiến hành xuất bản những cuốn sách văn học dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga và tiếng Nga sang tiếng Việt. "Chúng tôi đã nhất trí giới thiệu 5 tác phẩm văn học Việt Nam gồm: 1 tập truyện ngắn gồm 100 truyện, 1 tập thơ 100 bài (là những tác phẩm mới sáng tác gần đây), tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Việc giới thiệu dịch những tác phẩm và dịch giả này là hoạt động bước đầu được quỹ triển khai", dịch giả Thúy Toàn, cho biết.

Không chỉ là vấn đề dịch

Bên cạnh niềm vui mừng về sự ra đời của Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt - Nga, các dịch giả còn đề cập tới những vấn đề còn nhiều tranh cãi của dịch thuật như: quan niệm, phương pháp dịch thuật, việc đào tạo một đội ngũ dịch thuật giỏi và chuyên nghiệp… Từ góc độ người dịch và người tham gia biên tập, dịch giả trẻ Nguyễn Trương Quý bày tỏ: "Theo tôi, việc đào tạo hay nâng cao trình độ dịch thuật phải tiến hành trong bối cảnh đồng bộ. Hiện tại, mọi khâu của nền dịch thuật chúng ta phần nhiều tự học và tự phát. Người dịch thì nhiều, nhưng để có được bản dịch tốt thì khâu biên tập phải có khả năng đứng ở vị trí quyết liệt hơn về lựa chọn câu chữ. Hiện nay, các nhà xuất bản hay công ty làm sách gần như không có kế hoạch nào nâng cao nghiệp vụ cho biên tập viên. Tất cả đều là dựa trên kinh nghiệm của người đi trước hoặc bằng sự mẫn cảm ngôn ngữ của từng cá nhân".

Các dịch giả cùng nhau hát những bài hát của nước Nga trong buổi gặp mặt đầu tiên của Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Việt – Nga. Ảnh: Tiểu Phong

Dịch giả Thụy Anh cho rằng: "Câu chuyện dịch thuật không dừng lại ở những vấn đề thuần túy chuyên môn mà còn là vấn đề chiến lược về giao lưu văn hóa, đặt ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc thẩm định và lựa chọn các tác giả tác phẩm để chuyển ngữ, đào tạo đội ngũ dịch giả, in ấn, xuất bản, phát hành… Để có được một nền dịch thuật văn học chuyên nghiệp, cần có sự đồng bộ trong tất cả các khâu nói trên".

Vấn đề kinh phí cho việc dịch thuật và hỗ trợ dịch giả cũng là điều được quan tâm bàn luận để tìm giải pháp. Vẫn còn khá nhiều băn khoăn nhưng những người làm dịch thuật đang rất lạc quan rằng: sẽ vượt qua được những thách thức khi có sự kết nối, đồng thuận của tập thể.


Cùng với mô tuýp nhân vật nam chính chịu nhiều đau khổ từ nhỏ, drama "East of Eden" (2008) và "Swallow The Sun" (2009) phải chăng vì thế mà cũng chung ý tưởng thiết kế poster?

Phim " East Of Eden"

Khung cảnh biển xanh rộng rãi trên nền trời mây bao la, ở dưới là hai đôi trai gái ăn mặc khá đồng đều với nhau là nội dung poster của 3 drama "What Happened in Bali" (2004), "One Fine Day" (2006) và "Prince's First Love "(2004). Điều thú vị tiếp theo là "One Fine Day" và "Prince's First Love" đều có sự tham gia của "búp bê" Sung Yuri .

Phim "One Fine Day"

Nhìn qua khung cảnh của poster drama "The Snow Queen" (2006) và bộ phim điện ảnh "Romance" (2006), nhiều người dễ dàng nhận thấy được sự tương đồng: Hai nhân vật nam nữ ở 2 vị trí đối lập, tên phim ở khoảng cách giữa.

Kiểu poster đưa tất cả các nhân vật chính ra ngồi ghế salon (thường là 2 đôi nam nữ) thế này khiến người xem nhớ tới loạt phim gồm: Phim điện ảnh "Over the Rainbow" (2006), drama "La Dolce Vita" (2008), drama "My Fair Lady" (2009) và "The Secret Lovers" (2005).

Phim " Snow Queen"

Hai drama "Midas" và "Glory Jane" cùng ra mắt vào năm ngoái cũng bị nghi mượn ý tưởng poster của nhau.

Tất cả những vụ đụng hàng trên vẫn chưa "trơ trẽn" bằng việc drama "Bride of the Sun" phát sóng năm ngoái đã copy gần như toàn bộ concept của bộ phim điện ảnh nổi tiếng "White Night" (2009) từ bối cảnh cho tới trang phục nhân vật.

"Dancing Queen" - tác phẩm điện ảnh ăn khách mới nhất của "Madonna xứ Hàn" Uhm Jung Hwa vừa phát hành cách đây không lâu khiến khán giả nhớ tới 2 phần của bộ phim "Sex Is Zero" (ra mắt lần lượt 2002, 2007) cũng hot không kém.

Phim " Sex Is Zero"

Phim "Dancing Queen"

Theo Tiin Cái Cốc/Đất Việt




Nicole Kidman vào vai người phụ nữ có lối sống phóng túng trong Paperboy.

Xuyên suốt những năm tháng của nghiệp diễn, gồm 3 đề cử Oscar và 1 chiến thắng, Kidman luôn luôn có những bước đi cụ thể, nhưng có lẽ chưa năm nào cô gây ấn tượng nhiều hơn năm nay.

Kidman có 2 phim cùng ra mắt tại LHP Cannes 2012 ( Hemingway & Gellhorn của Philip Kaufman và Paperboy của Lee Daniels). Các vai mà cô đóng trong 2 phim này khác nhau một trời một vực. Và với cô, đó là điều rất tốt. "Tính đa dạng của các nhân vật là điều tôi quan tâm bậc nhất", cô nói.

Trong Hemingway & Gellhorn , Kidman thủ vai nữ ký giả Martha Gellhorn, người đã có 5 năm đời sống hôn nhân với tiểu thuyết gia Hemingway (do Clive Owen đóng), người mà ngày nay được nhớ nhất như là một trong những phóng viên chiến trường lớn của thế kỷ 20. "Cô ta là mẫu phụ nữ hy sinh rất nhiều, là người không chấp nhận thỏa hiệp. Có một nguồn lực luôn thôi thúc cô từ bên trong và khiến cô kể về những người xung quanh mình", Nicole chia sẻ.

Trong khi đó, Paperboy chuyển thể từ tiểu thuyết của Pete Dexter lại là một bi kịch quá ư khủng khiếp khắc họa nên vùng nông thôn Florida thời những năm 1960 như là một nơi ô uế đầy dối trá. Phim này, Kidman đóng vai Charlotte Bless, một người phụ nữ ghê gớm, có nhu cầu tình dục quá độ không thể biện hộ được, mà hoạt động chính là trao đổi thư từ lãng mạn với các tử tù. Cô ta chú ý đến Hillary Van Wetter (John Cusack đóng), một tay thợ săn cá sấu ủ rũ bị kết tội giết viên cảnh sát trưởng, và cô đã thuyết phục nhà báo Ward James (Matthew McConaughey) cùng người em trai của anh là Jack (Zac Efron) rằng những khẩn cầu về sự vô tội của tay thợ săn là rất đáng để mở cuộc điều tra lại.

Là một phim có những cảnh quay hết sức khiêu khích về dục tính, khi tham gia phim Paperboy , Kidman nói: "Tôi đặt niềm tin lớn vào đạo diễn, và tôi sẵn lòng nhận những phê bình nếu nó không đạt. Tôi chọn lối đi ấy, chọn cách đóng góp, là một diễn viên tôi phải tin tưởng, và cố không trở thành một người thích kiểm soát người khác".

"Có nhiều ý kiến khác nhau về những lựa chọn vai diễn của tôi, rất nhiều ồn ào", Kidman cho biết. Tuy nhiên, cô cũng không ngần ngại cho rằng: "Tôi muốn thử xem sao, tại sao lại không chứ".

Mặc dù vậy, ở tuổi 44, gia đình, cuộc hôn nhân với ca sĩ nhạc đồng quê Keith Urban cùng 2 con gái Sunday (4 tuổi) và Faith (17 tháng tuổi) là quan trọng nhất với Nicole Kidmon. Đó là nơi cô có cảm giác được bảo vệ nhất. Cô chia sẻ mình và Urban luôn cố gắng thu xếp công việc để cả hai không xa nhau quá 3 hay 4 ngày. Đó cũng là lý do Keith có mặt cùng cô ở Cannes.

Cùng quan điểm trong việc chọn vai diễn, nữ diễn viên đi lên từ seri phim Chạng vạng Kristen Stewart cũng đã nói về sự lột xác hoàn toàn qua vai diễn nổi loạn, phóng túng Marylou trong phim On The Road - một trong các tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nhất ở Cannes vừa qua.

Cô cho biết: "Tôi yêu thích những thách thức. Tôi luôn muốn được thử thách với cả những gì có thể đe dọa bản thân. Tôi luôn muốn được trải nghiệm thật nhiều trong chừng mực có thể. Cần phải hướng về phía trước, miễn là bạn luôn trung thực thì không có gì phải xấu hổ".

Kristen Stewart trong On The Road.

Nói về nhân vật Marylou, cô nhận xét: "Một nhân vật rực rỡ. Cô ta nhảy ra khỏi các trang sách và khiến bạn phải quay cuồng. Cô ta không nổi loạn chống lại điều gì mà chỉ muốn được là chính mình. Cô ta không biến mình thành một loại hàng hóa cũng như chưa bao giờ bán thân...".

Trong On The Road , Kristen có cảnh quay yêu đương tay ba với Hedlund và Sam Riley, vai Sal Paradise bạn của Moriarty. Phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Jack Kerouac, là tiểu thuyết mang nhiều tính tự sự ghi chép về nhóm các nhà văn Mỹ thời hậu chiến tranh thế giới lần 2 - Beat Generation - nổi loạn, phóng túng. Các nhân vật Sal Paradise, Dean Moriarty và cô vợ Marylou của Moriarty là dựa trên hình mẫu của Kerouac, Neal Cassady và LuAnne Henderson. Trên phim, các nhân vật rong ruổi khắp nước Mỹ, sống bằng thực phẩm đánh cắp, cần sa và cà phê hòa thêm chất kích thích Benzedrine.

Phải mất 55 năm tiểu thuyết của Kerouac mới được dựng thành phim như ước nguyện lúc sinh thời của nhà văn. Khi xuất bản On The Road vào năm 1957, tác giả đã rất muốn đứa con tinh thần của mình được dựng phim với sự tham gia của ngôi sao Marlon Brando. Nhưng Brando đã không bao giờ trả lời thư đề nghị của Kerouac, còn tác giả thì qua đời vào năm 1969.

Đến năm 1979, Francis Ford Coppola mua tác quyền chuyển thể phim, các ngôi sao như Brad Pitt và Colin Farrell được ngắm nghía các vai chính trong phim. Nhưng rồi các nhà viết kịch bản lẫn đạo diễn đều không thể vượt qua thử thách chuyển thể tác phẩm. On The Road được xem như cuốn sách không thể nào dựng phim được.

Giờ đây, ước mong của Kerouac đã được thỏa nguyện bởi đạo diễn Walter Salles (Brazil) và Roman Coppola, con trai của Coppola, chịu trách nhiệm sản xuất.

Đức Minh

Theo Infonet


No comments:

Post a Comment